Sunday, December 31, 2000

Bài thuốc trị viêm xoang dị ứng

Viêm xoang dị ứng hay gặp quanh năm, nhất là khi giao mùa, thường xuất hiện sau khi có nhiễm virut (cảm cúm), do dị ứng hoặc nhiễm nấm đường hô hấp, làm màng nhày viêm và sưng lên, vì thế dịch từ các xoang không thoát ra được. Bệnh hay tái phát, người bệnh thường xuyên ngạt mũi chảy nước mũi... Nếu không điều trị tốt có thể gây viêm tai giữa, viêm phế quản, phổi hoặc biến thành viêm xoang mạn tính.

Bạc hà là vị trong món canh trứng, tân di, bạc hà, ty qua đằng rất tốt cho người viêm xoang dị ứng.

Nguyên nhân theo Đông y là do phế khí và vệ khí không khống chế được phong hàn xâm nhập gây ra bệnh. Chảy nước mũi là dấu hiệu đặc trưng, có nhày hoặc có mủ, ngạt mũi thường xuyên; giảm hoặc mất khứu giác. Niêm mạc mũi phù nề, nhợt nhạt, cuốn mũi nề mọng; sàn mũi và các khe có chất xuất tiết ứ đọng. Phương pháp chữa là bổ khí cố biểu, khu phong tán hàn. Dùng một trong các bài:

Bài 1: Ngọc bình phong tán hợp quế chi gia giảm: hoàng kỳ 16g, phòng phong 6g, bạch truật 8g, quế chi 8g, bạch thược 12g, đại táo 3 quả, gừng tươi 3 lát. Sắc uống.

Bài 2: Tiểu thanh long thang gia giảm: ma hoàng 6g, quế chi 6g, bạch thược 12g, can khương 4g, cam thảo 4g, tế tân 4g, bán hạ chế 8g, ngũ vị tử 5g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 12g, khương hoạt 8g, ké đầu ngựa 12g. Sắc uống.

Bài 3: bạch truật 12g, quế chi 8g, cam thảo 4g, hoài sơn 16g, tang bạch bì 10g, bạch chỉ 12g, ké đầu ngựa 16g, xuyên khung 16g, tế tân 3g. Sắc uống.

Người bệnh nên kết hợp ăn uống các món sau để tăng hiệu quả điều trị:

Lợi đàm trà: chi tử 20g, bạc hà 6g, thương nhĩ tử 12g, tân di 12g. Dược liệu cùng tán vụn, đem pha hãm cùng với chè uống ngày 1 ấm. Đợt dùng 7 - 20 ngày. Dùng cho các trường hợp viêm mũi xuất tiết, đờm đặc vàng, niêm mạc mũi sung huyết sưng nề, đau đầu, đau vùng cánh mũi chân má.

Canh trứng, tân di, bạc hà, ty qua đằng: ty qua đằng (dây mướp) 60g, tân di 10g, trứng gà 2 quả, bạc hà tươi 10g. Ty qua đằng cắt đoạn rửa sạch, cùng tân di và trứng cho vào xoong nấu. Khi trứng gần chín, lấy ra bóc bỏ vỏ, nấu tiếp, cho bạc hà vào, nấu canh. Ăn trứng và uống nước. Ngày 1 lần, đợt dùng 5 - 10 ngày. Dùng cho các trường hợp viêm mũi xuất tiết, đờm đặc vàng, niêm mạc mũi sung huyết sưng nề, đau đầu, đau vùng cánh mũi chân má.

Cháo thương nhĩ bạch chỉ: thương nhĩ tử 20g, bạch chỉ 6g, hoàng kỳ 30g, kinh giới 10g, tế tân 4g, gạo tẻ 60g, đường trắng lượng thích hợp. Đem các dược liệu sắc lấy nước bỏ bã, cho vào nấu cháo với gạo tẻ, cháo được cho thêm đường, ngày ăn 1 lần, đợt 7 - 10 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm xoang mũi họng, đau nhức đầu tắc mũi, ngạt mũi.

Lương y Thảo Nguyên

No comments:

Post a Comment

Đông y điều trị nghẹt mũi

Thời tiết chuyển mùa, trẻ em,người có cơ địa dị ứng với thời tiết thường dễ ngạt mũi. Chưa hẳn là ốm để dùng thuốc, nhưng sự ngạt mũi, khó t...